“TÍCH CỰC – AN TOÀN – HIỆU QUẢ”
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Quá trình hình thành và phát triển.
- Từ tháng 01/1993 khoa Săn sóc tập trung được thành lập. Năm 2010, để đáp ứng yêu cầu phát triển mới và nhiệm vụ mới, Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Bình Dương đã thống nhất đề nghị đổi tên khoa là: Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc.
- Khoa Hồi sức tích cực chống độc xuất phát từ nhu cầu thực tế, khoa tiếp nhận những trường hợp cần điều trị trong tình trạng cấp tính, đe dọa tính mạng hoặc mắc phải một lúc nhiều bệnh lý nặng. Trước đây là khoa Săn Sóc Tập Trung gồm 15 giường. Hiện nay số giường bệnh đã tăng nhiều để đáp ứng với sự phát triển của bệnh viện. Giường kế hoạch 33 giường.
- Cùng với sự phát triển của bệnh viện, khoa luôn không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ y bác sĩ. Khoa luôn luôn cử người tham gia các lớp đào tạo dài ngày hoặc ngắn hạn cho đội ngũ y bác sỹ. Khoa cũng được cấp trên quan tâm đầu tư trang thiết bị hiện đại nhằm mang lại chất lượng điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.
2. Tình hình tổ chức - nhân sự:
Với việc bố trí ê kíp ( 3ca- 4 kip) đảm bảo thực hiện chế độ thường trực 24/24 nhằm cấp cứu kịp thời các trường hợp bệnh nhân có chuyển biến bất thường. Khoa có đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng, cao đẳng, cử nhân nhiều kinh nghiệm.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC
II. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ
- Khoa Hồi sức tích cực là khoa lâm sàng có nhiệm vụ tiếp tục điều trị và chăm sóc tích cực những người bệnh của khoa Cấp cứu và của các khoa lâm sàng trong bệnh viện chuyển đến.
- Phối hợp với các bệnh viện tuyến cuối khác trong việc hội chẩn và điều trị người bệnh.
- Phối hợp với các trường đại học, cao đẳng, trung học y đào tạo bác sĩ, điều dưỡng chuyên ngành hồi sức tích cực.
- Nghiên cứu khoa học và chỉ đạo chuyên khoa cho tuyến dưới.
- Phối hợp cùng với khoa Cấp cứu hỗ trợ chuyên môn cho hệ thống cấp cứu tại các khoa khác trong bệnh viện.
- Trường hợp người bệnh nặng vượt quá khả năng chuyên môn thì hội chẩn, mời tuyến trên hỗ trợ hoặc chuyển người bệnh.
- Cấp cứu - hồi sức - giải độc - điều trị nội trú cho người bệnh ngộ độc cấp, đợt cấp các bệnh mạn tính và các bệnh nội khoa nặng phức tạp khác.
- Thực hiện các nhiệm vụ về thông tin truyền thông, tư vấn về phòng chống nhiễm độc cho người bệnh.
III. TRANG THIẾT BỊ:
- 40 máy thở đa chức năng, hiện đại được nhập từ Mỹ và Châu Âu. Kỹ thuật thông khí cơ học (thở máy) sử dụng các loại máy thở với nhiều phương thức thở khác nhau, để hồi sức hô hấp ở bệnh nhân có tình trạng suy hô hấp do các nguyên nhân khác nhau.
- 09 máy thở không xâm lấn,
- Hệ thống oxy- hệ thống hút đàm trung tâm tại mỗi giường bệnh .
- 34 monitor theo dõi chức năng sinh tồn và huyết áp động mạch liên tục xâm lấn hỗ trợ điều trị các bệnh nhân sốc nặng.
- 34 máy bơm tiêm điện (Sử dụng tiêm truyền các loại thuốc vận mạch, tăng co bóp), 04 máy phun khí dung, 04 máy truyền dịch tự động, 01 máy quay ly tâm tại giường
- 01 Máy siêu âm tại giường
- 02 Máy sốc điện và phá rung: Dùng trong cấp cứu ngừng tuần hoàn và các trường hợp rối loan nhịp tim.
- 01 Máy đo điện tâm đồ: Ghi điện tim tại chỗ, phục vụ cho các trường hợp cấp cứu tim mạch.
- Máy X quang kỹ thuật số di động: chụp X quang tại giường cho các bệnh nhân nặng, nguy cơ cao khi di chuyển.
- Máy phân tích đường huyết tại giường: Có thể kiểm tra đường máu ngay lập tức để điều chỉnh đường máu cho bệnh nhân.
- 04 Máy lọc máu liên tục: thực hiện lọc máu liên tục từ năm 2017.
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ KỸ THUẬT CAO:
- Hồi sức tích cực - Chống độc đang áp dụng những phương pháp, kĩ thuật tiên tiến nhất của thế giới trong lĩnh vực Hồi sức cấp cứu, giúp các bác sĩ có thể điều trị rất hiệu quả như: Thở máy nâng cao, Lọc máu liên tục; Thay thế huyết tương; Lọc máu hấp phụ; Đặt HAĐM xâm lấn, đặt catheter tĩnh mạch trung tâm, Nội soi can thiệp tiêu hóa, hô hấp tại giường….
- Lọc máu liên tục cho bệnh nhân năng, biến chứng suy đa tạng tại bệnh viện và các đơn vị y tế khác chuyển đến.
- Đào tạo và giúp đỡ tuyến dưới về chuyên môn - kỹ thuật lọc máu.
- Điều trị các bệnh nhân có bệnh lý phức tạp, nhiễm trùng nặng, biến chứng suy đa tạng
- Điều chỉnh nước và điện giải cho bệnh nhân rối loạn nước và điện giải nặng, nhất là bệnh nhân có tăng K+ máu điều trị thuốc không có hiệu quả.
- Điều trị bệnh nhân phù phổi cấp, quá tải dịch không đáp ứng với điều trị nội khoa (do tăng khối lực tuần hoàn)
- Điều trị các bệnh nội khoa nặng của các bệnh nhân lọc máu chu kỳ
V. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG
- Số giường kế hoạch bệnh viện giao cho: 33 giường
- Điều trị thành công nhiều bệnh nặng, phức tạp bằng các kỹ thuật hiện đại:
- Các bệnh lý thường găp tại khoa hầu như bao trùm tất cả các chuyên ngành như:
- Hồi sức: suy đa tạng, sốc nhiễm khuẩn, rối loạn nước điện giải, điện giật, ngạt nước, rắn cắn...
- Chống độc: ngộ độc thuốc, hóa chất các loại (Paraquat, thuốc trừ sâu, thuốc tẩy rửa…).
- Tim mạch: sốc tim, nhồi máu cơ tim, suy tim nặng, phù phổi, rối loạn nhịp tim, cao huyết áp ác tính...
- Hô hấp: viêm phổi nặng, hen phế quản ác tính, đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, xẹp phổi, dập phổi, tràn dịch màng phổi, tràn máu màng phổi, ALI/ARDS.
- Tiêu hóa: xuất huyết tiêu hóa nặng, hôn mê gan, xơ gan, viêm tụy cấp, tiêu chảy mất nước, suy gan do viêm gan siêu vi tối cấp hoặc do thuốc…
- Thận: suy thận cấp, suy thận cấp trên nền mãn tính, nhiễm trùng nặng từ đường tiết niệu.
- Nội thần kinh: xuất huyết não, nhồi máu não, bệnh lý thần kinh ngoại biên, hội chứng Guilian- Barre
- Nội tiết: hôn mê do đái tháo đường, cơn bão giáp, suy tuyến thượng thận cấp, suy giáp, cường giáp, đái tháo đường.
- Da liễu: dị ứng thuốc nặng, Steven - Johnson, Lyell, Lupus gây biến chứng đa cơ quan
- Ngoại khoa: Hồi sức nội khoa cho bệnh nhân: đa chấn thương, chấn thương sọ não, chấn thương ngực (dập phổi, gãy xương sườn), chấn thương bụng kín có chỉ định điều trị bảo tồn (chấn thương lách, chấn thương thận), hậu phẩu ngoại khoa ,…
VI. CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ THỰC HIỆN
- Khảo sát các yếu tố nguy cơ TBMMN
- Nhận xét các trường hợp CTNT ( 3tháng / 2003)
- Nhận xét những BC và nguy cơ tử vongdo NMCT cấp tại khoa HSTC( 2005)
- Tình hình CTNT tại BVBD từ 2003- 2005
- Tình hình bệnh tử vong khoa SSTT (2005)
- Đặc điểm LS, CLS, NN và điều trị viêm phổi bệnh viện tại khoa HSTC( 2010)
- Đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến cai máy thở ở bn suy hô hấp tại khoa HSTC ( 2013)
- Đề tài: Đánh giá vai trò của Lactate và CRP máu trong chẩn đoán, tiên lượng, đánh giá điều trị viêm phổi tại khoa HSTC- BVĐK Bình Dương 2014
- Viêm phổi nhiễm trùng bệnh viện trên bệnh nhân thở máy năm 2014.
- Sáng kiến cải tiến kỷ thuật hệ thống ống nối phun khí dung qua máy thở 2014
- Đề tài: Đặc điểm vi khuẩn học và kết quả điều trị viêm phổi khoa HSTC-CĐ BV Bình Dương năm 2015
- Bước đầu đánh giá kết quả điều trị rắn lục cắn tại khoa HSTC-CĐ năm 2016
- Nhân một trường hợp áp dụng chế độ ăn giảm đạm kết hợp với Keto-acid trên bệnh nhân bệnh thận mãn năm 2016
- Sáng kiến cải tiến xe thu gom màng lọc thận nhân tạo khép kín năm 2016
- Cải tiến giá dẫn lưu màng phổi trên xe đẩy ngồi năm 2016
- Tình hình loét tì đè khoa HSTC-CĐ-BVĐK Bình Dương năm 2016
- Cải tiến sử dụng bịch dịch lọc Hemosol dự phòng loét tì đè cho BN năm 2016
- Khảo sát tình hình bệnh tật tại khoa Hồi sức tích cực – chống độc Bệnh viện Đa khoa tỉnh bình dương từ 01/01/2017 – 01/06/2017.
- Giá trị tiên lượng của Pro-calcitonin trong sốc nhiễm khuẩn năm 2018
- Đặc điểm lâm sàng, vi khuẩn học và kết quả điều trị của bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắt nghẽn mãn tính tại khoa HSTC-CĐ bệnh viện đa khoa Bình Dương năm 2019
- Tham gia đào tạo các lớp về chuyên ngành hồi sức cấp cứu cho bác sĩ và điều dưỡng tại tỉnh Bình dương.
VII. THÀNH TÍCH
VIII. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
- Hoàn thiện, triển khai ứng dụng các kỹ thuật điều trị mới trong lĩnh vực Hồi sức tích cực - Chống độc: những phương pháp, kỹ thuật tiên tiến nhất trong lĩnh vực Hồi sức cấp cứu, giúp các bác sĩ có thể điều trị rất hiệu quả như: Đặt bóng đối xung động mạch chủ; Đo cung lượng tim liên tục theo dõi tại giường; Trao đổi khí bằng màng ngoài cơ thể; Hạ thân nhiệt chủ động .
- Tiếp tục hiện đại hóa trang thiết bị tại khoa đáp ứng với nhu cầu điều trị của bệnh nhân.
- Đào tạo chuyên khoa sâu chuyên ngành Hồi sức tích cực cho bác sĩ và điều dưỡng tại khoa.
- Cập nhật và áp dụng kiến thức y học mới
- Tiếp nhận và thực hiện kỹ thuật Lọc máu liên tục (Lọc máu thay huyết tương, Lọc máu thẩm tách…) cho bệnh nhân nặng tại các khoa lâm sàng vào Hồi sức.
- Phấn đấu để tất cả các bác sĩ đang công tác tại khoa có trình độ sau đại học, khuyến khích điều dưỡng học nâng cao trình độ, 20-30% điều dưỡng có trình độ đại học.